Hướng Dẫn Thi Công Tấm Ốp Than Tre

Than tre là một vật liệu xanh, bền vững, và ngày càng được ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Tấm ốp than tre không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi qua từng bước cần thiết để thi công tấm ốp than tre một cách chính xác và hiệu quả.

Bước 1: Chuẩn Bị Vật Tư và Dụng Cụ

Vật Tư Cần Thiết:

Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị đủ số lượng tấm ốp than tre cùng với các phụ kiện trang trí đi kèm. Lựa chọn vật tư phù hợp với không gian và mục đích sử dụng là bước quan trọng đầu tiên.

Dụng Cụ Thi Công:

Các dụng cụ cần thiết bao gồm máy cắt, máy khoan, máy chiếu laser, keo dán chuyên dụng, băng keo, búa, thước, và bút đánh dấu.

Dụng Cụ Thi Công Tấm Than Tre
Dụng Cụ Thi Công Tấm Than Tre

Bước 2: Đo Đạc và Xử Lý Bề Mặt

Đo Đạc Vị Trí Lắp Đặt: 

Sử dụng máy chiếu laser để đo đạc  vị trí lắp đặt một cách chính xác. Đánh dấu các điểm cần khoan hoặc cắt để đảm bảo thi công tấm ốp than tre phù hợp với không gian.

Hướng Dẫn thi công tấm ốp than tre
Hướng Dẫn thi công tấm ốp than tre

Xử Lý Bề Mặt Thi Công

Đối với bề mặt tường mới, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ. Nếu tường cũ, hãy loại bỏ lớp tường kém chất lượng và tạo dựng hệ khung xương phẳng để lắp đặt tấm ốp.

Hướng Dẫn thi công tấm ốp than tre
Hướng Dẫn thi công tấm ốp than tre

Bước 3: Thi Công Tấm Ốp

 Cắt và Phay Rãnh Tấm

Ốp Cắt tấm ốp theo kích thước đã đo đạc và sử dụng máy phay rãnh để bo góc tấm ốp, đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.

Hướng Dẫn thi công tấm ốp than tre - phay tấm
Hướng Dẫn thi công tấm ốp than tre – phay tấm

Lắp Đặt Tấm Ốp

Áp dụng kỹ thuật thi công phù hợp với từng loại tấm ốp. Đối với tấm ốp dạng phẳng, sử dụng keo dán chuyên dụng để dán trực tiếp lên tường.

Lắp Đặt Tấm Ốp
Lắp Đặt Tấm Ốp

 

Bước 4: Thi công tấm ốp than tre đúng kỹ thuật

Hiện nay, có 2 dòng tấm than tre phổ biến là dạng phẳng và dạng lam sóng, mỗi dòng sản phẩm sẽ có các cách thức thi công khác nhau.

Thi công tấm ốp than tre dạng phẳng

Tùy vào tình trạng bề mặt thi công mà ta sẽ có các cách lắp đặt tấm than tre khác nhau. Tấm ốp than tre dạng phẳng sẽ không có hèm khóa, dù vậy ta vẫn có thể lắp đặt chúng một cách an toàn và chắc chắn thông qua những dòng keo dán chuyên dụng.

Dán trực tiếp tấm ốp lên tường

Với các bức tường phẳng đẹp, không bị ẩm mốc, ta sẽ xịt keo dán chuyên dụng lên mặt sau tấm than tre và ốp trực tiếp lên tường. Có thể sử dụng thêm băng keo đen để cố định và thợ thi công không cần phải đứng vịn các tấm ốp trong quá trình lắp đặt.

Lắp đặt tấm than tre trên tấm foam nhựa hoặc ván nhựa

Ở những bức tường bị ẩm mốc, ta sẽ sử dụng thêm các tấm foam nhựa hoặc ván nhựa, tấm inox để thi công tấm ốp than tre. Có thể dùng đinh vít để cố định tấm ván nhựa hoặc thi công thông qua hệ khung xương. Nhằm tạo nên một bề mặt phẳng, chắc chắn và ổn định để ốp tấm than tre.

Thi công tấm ốp lam sóng than tre 

Quá trình thi công tấm lam sóng than tre tương tự như việc lắp đặt tấm than tre dạng phẳng, tuy nhiên có một vài sự khác biệt nhất định. Lam sóng than tre có hệ thống hèm khóa âm dương, sau khi bắn keo ở mặt sau, ta sẽ tiến hành dán tấm ốp lên bề mặt thi công sao cho các cạnh hèm khớp với nhau.

Bề mặt lam sóng tham tre nổi bật với các đường rãnh lượn sóng, để tăng thêm độ chắc chắn ta có thể sử dụng các con ke cố định ở những cạnh hèm. Những con ke này sẽ giúp tăng thêm độ kết nối giữa tấm ốp với bề mặt tường, tạo nên công trình vững chắc và mang tính thẩm mỹ cao.

Hoàn Thiện Công Trình Tấm Ốp Than Tre
Hoàn Thiện Công Trình Tấm Ốp Than Tre

Bước 5: Thi công nẹp trang trí

Đo và đánh dấu các vị trí cần lắp đặt phụ kiện nẹp. Sau đó tiến hành cắt phụ kiện theo kích thước phù hợp với vị trí cần lắp đặt. Tiếp theo, sử dụng keo bắn vào mặt sau của nẹp một lượng vừa đủ. Sau đó tiến hành dán nẹp để trang trí cho tấm đa năng sợi than tre thêm bắt mắt.

Hiện nay có nhiều loại nẹp tấm ốp than tre khác nhau, ta có thể dựa vào kiểu dáng, kích thước, màu sắc,… để chọn phụ kiện phù hợp với thiết kế. Sử dụng nẹp là một giải pháp trang trí hiệu quả, gia tăng tính thẩm mỹ công trình đồng thời duy trì độ bền bề mặt vật liệu trong thời gian dài. Các dòng nẹp của tấm than tre hiện nay gồm có:

  • Nẹp chân tường LED: Là dòng nẹp được dùng để ốp viền dưới chân tường tấm than tre, còn được gọi là “len chân tường”. Phụ kiện này được thiết kế có vị trí để lắp đặt đèn LED, tạo hiệu ứng hắt sáng độc đáo.
  • Nẹp U LED: Có hình dạng chữ U, được dùng để kết nối hai tấm than tre với nhau. Điểm đặc biệt của phụ kiện này là có rãnh bên trong, thêm phần nắp nhựa xuyên sáng màu trắng đục. Với kết cấu này, ánh sáng từ đèn LED có thể xuyên qua tạo ấn tượng riêng cho công trình.
  • Nẹp H nối: Là phụ kiện phổ biến trong các công trình thi công tấm ốp than tre, có dạng hình chữ H dùng để liên kết hai tấm vật liệu. Nẹp H nối được thiết kế để che đi phần rãnh nối giữa hai tấm ốp, tạo nên đường viền trơn tru, sáng bóng.
  • Nẹp H rãnh: Cũng có hình dạng giống nẹp H nối nhưng nẹp H rãnh lại có sự khác biệt trong cách thiết kế. Phụ kiện này cũng được sử dụng để kết nối hai tấm ốp than tre nhưng không tạo ra đường viền nổi trên bề mặt tường. Thay vào đó, nó tạo nên một đường rãnh âm tường, tạo điểm nhấn một cách hiện đại và tinh tế.
  • Nẹp T uốn: Cũng là một trong các phụ kiện kết nối hai tấm ốp than tre nhưng có dạng chữ T và có thêm phần lưỡi răng cưa đi kèm. Phần lưỡi răng cưa kết hợp với những lỗ tròn giúp ta dễ dàng gắn nẹp lên các mặt tường cong.
  • Nẹp kết thúc uốn: Có hình dạng giống chữ L và đi kèm là phần lưỡi răng cưa. Lưỡi răng cưa sẽ giúp chúng ta cố định nẹp vào vị trí uốn cong một cách chắc chắn và linh hoạt.
  • Nẹp kết thúc góc: Tạo ra một hiệu ứng chuyển tiếp mềm mại, tăng thêm điểm nhấn tinh tế cho không gian sống, giúp các góc tường trở nên sắc nét và tinh tế hơn.
  • Nẹp góc ngoài: Không chỉ tạo điểm nhấn mà còn bảo vệ mặt tường hiệu quả. Điều này còn giúp người dùng tránh khỏi các chấn thương nghiêm trọng khi tiếp xúc với góc tường.

Bước 6: Hoàn thiện và kiểm tra lại công trình

Sau khi hoàn thiện quá trình lắp đặt tấm ốp đa năng sợi than tre, bạn hãy kiểm tra lại những vị trí mối nối các tấm vật liệu. Đồng thời xem các viền, các góc có bị dư thừa keo hay không. Yếu tố này sẽ giúp cho công trình hoàn thiện được đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như gia tăng độ bền khi sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư Vấn